TiiL Tutorials
@TinhocTiiL

Tài liệu Thực hành Lập trình nhúng STM32

Bài này giới thiệu đến các bạn chuỗi các bài thực hành lập trình STM32 (ARM cortex)được thầy TiiL sưu tầm và biên tập lại giúp các bạn thực hành có hệ thống.

Dưới đây là tóm tắt nội dung các bàu thực hành

Các bạn có thể tham khảo các bài lập trình nhúng cơ bản tại https://tinhoc123.edu.vn/chuyen-muc/tin-hoc-tre/tu-dong-hoa-va-robot-cho-tre/

BÀI 01: LẬP TRÌNH GIAO TIẾP GPIO CƠ BẢN

Khi mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu bất kỳ dòng vi điều khiển nào, GPIO luôn là phần kiến thức đầu tiên mà lập trình viên sử dụng, nghiên cứu.

Bài 02: NGẮT NGOÀI VÀ ƯU TIÊN NGẮT TRÊN STM32F4

NVIC Nested Vectored Interrupt Controller là bộ điều khiển xử lý ngắt có trong MCU STM32F407VG. Việc lập trình sử dụng ngắt là một kĩ năng rất quan trọng đối với lập trình vi điều khiển. Nếu không có ngắt, chương trình của chúng ta sẽ thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới, ngắt sẽ giúp chương trình xử lý theo sự kiện, đáp ứng được các sự kiện như thay đổi mức logic từ 1 chân I/O (ngắt ngoài), nhận 1 ký tự (ngắt nhận UART),…

Bài 03 – CHỨC NĂNG ADC TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN STM32F4

Các tín hiệu chúng ta thường gặp trong tự nhiên như điện áp, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ… đều tồn tại dưới dạng tương tự (Analog), có nghĩa là tín hiệu liên tục và mức độ chia nhỏ vô hạn. Ví dụ: trong khoảng điện áp từ 0 -> 5V có vô số khoảng giá trị điện áp, ánh sáng sẽ tồn tại từ mờ cho tới sáng tỏ, âm thanh từ nhỏ cho đến lớn dưới dạng liên tục.

Ngược lại trong vi điều khiển chỉ có khái niệm số (Digital), cấu trúc từ nhân cho đến bộ nhớ hoạt động dựa trên các Transistor chỉ gồm mức 0-1 nên nếu muốn giao tiếp với chip thì tín hiệu phải được số hóa trước khi đưa vào chip. Quá trình số hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách và nhiều công đoạn nhưng mục đích cuối cùng là để vi điều khiển hiểu được tín hiệu tương tự đó.

Bài 04: DMA TRÊN STM32F4

DMA – Direct memory access được sử dụng với mục đích truyền data với tốc độ cao từ thiết bị ngoại vi đến bộ nhớ cũng như từ bộ nhớ đến bộ nhớ.
Với DMA, dữ liệu sẽ được truyền đi nhanh chóng mà không cần đến bất kỳ sự tác động nào của CPU. Điều này sẽ giữ cho tài nguyên của CPU được rảnh rỗi cho các thao tác khác.

Bài 05. LẬP TRÌNH TIMER CƠ BẢN VỚI STM32

Timer (Bộ định thời) là ngoại vi không thể thiếu đối với các dòng vi điều khiển. Đây là khối thực hiện nhiều chức năng quan trọng như làm bộ đếm, phát hiện, đo tín hiệu đầu vào, tạo xung PWM, điều khiển và cấp xung cho các thiết bị bên ngoài, định thời các sự kiện đặc biệt.

Bài 6. PWM VỚI STM32

PWM (Pulse Width Modulation) – Điều chế độ rộng xung/Băm xung: là phương pháp điều chỉnh giá trị điện áp trung bình ra tải như các thiết bị như động cơ, đèn LED,… từ đó có thể làm thay đổi công suất thiết bị (tốc độ động cơ, độ sáng của đèn,…). Điều này được thực hiện bằng cách thay đổi Duty Cycle của xung tín hiệu điện áp ra, là phương pháp dễ dàng và ít tốn kém hơn việc điều chỉnh các thông số của dòng điện.

Chi tiết, tải full file Series 5 bài thực hành Lập trình nhúng nâng cao với STM32Fx file pdf tại liên kết này

 

Avatar
https://khoacntt.ntu.edu.vn/giang-vien/mai-cuong-tho

một GV Đại học. TiiL đã phụ trách một số môn học như: Lập trình Java, Phát triển web với Java, Lập trình thiết bị di động, Lập trình hệ thống nhúng và IoT.

All Comments