TIN & HỌC TiiL

>> Học từ xa theo cách của bạn <<

Bài 3- Vài điểm cơ bản điện tử để bắt đầu


Bài viết biên tập lại một số điểm khởi đầu về cơ bản điện tử đối với các em học sinh, cũng như đối với người mới tiếp cận theo hướng trình bày hết sức đơn giản, tập trung vào các điểm chính: Mạch điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, định luật “Ôm”, để có thể bắt đầu làm việc với các linh kiện điện tử, xây dựng các mạch kết nối Arduino và chúng để bắt đầu làm việc.

1. Mạch điện đơn giản

Dòng điện một chiều
Ở mạch điện trên, Pin là nguồn năng lượng cung cấp cho mạch điện, sự chênh lệch về mức điện thế giữa 2 cực +, -, là nguyên nhân khiến dòng điện chạy qua dây dẫn, qua “tải” (đèn, động cơ, điện trở, tụ điện)

  • Khi đấu 2 đầu dây vào 2 cực Dương và Âm của nguồn năng lượng, “sự khác biệt tiềm năng” giữa hai cực tạo ra áp lực buộc các electron chảy như dòng điện ra khỏi cực âm của pin.
  • Dòng điện chạy tới bóng đèn và khiến nó phát sáng, sau đó chạy lại về phía nguồn
  • quá trình như vậy liên tục diễn ra –> đèn luôn sáng.

2.  Hiệu điện thế

Hiệu điện thế (Điện áp) đơn giản là sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện, từ nơi có điện thế cao với nơi có điện thế thấp.

Ký hiệu Điện thế tại điểm A gọi là Ua, Điện thế tại điểm B gọi là Ub.
–> Chênh lệch điện thế giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế Uab

Uab = Ua – Ub

– Đơn vị của hiệu điện thế : Vol,  ký hiệu là V và các bội số

  • Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol;
  • Mili Vol (mV) = 1/1000 Vol;
  • Micro Vol = 1/1000.000 Vol

Có thể hiểu một cách “tượng hình và cuộc sống” như sau:

Điện thế có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn.

Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0

3. Cường độ dòng điện

– Thể hiện độ mạnh yếu của dòng điện – Ký hiệu là I
– Dòng điện một chiều (dòng DC)  là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước

Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :

  • Kilo Ampe = 1000 Ampe
  • Mega Ampe = 1000.000 Ampe
  • Mili Ampe = 1/1000 Ampe
  • Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe

3. Định luật Ohm

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở.

Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

I = U / R

I là cường độ dòng điện (đơn vị đo Ampe), U là hiệu điện thế (đơn vị đo V), và R là điện trở (đơn vị đo là Ω )

4. Ví dụ định luật Omh Mô phỏng trên Tinkercad

[Mời xem video tại đây]

Về biên tập viên:Thầy TiiL

một GV Đại học. TiiL đã phụ trách một số môn học như: Lập trình Java, Phát triển web với Java, Lập trình thiết bị di động, Lập trình hệ thống nhúng và IoT.

Thẻ: