TiiL Tutorials
@TinhocTiiL

Chi tiết các yêu cầu thi Chứng chỉ tin học (Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản)

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG SỬ DỤNG CNTT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số /TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

HỌC PHẦN 1

HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN (IU01)

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU01
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 20 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức:
‒ Nắm được các kiến thức cơ bản về máy tính, công nghệ thông tin; phân biệt được các loại máy tính; thiết bị di động cầm tay và công dụng của chúng.
‒ Nắm được các khái niệm về phần cứng, phần mềm của máy tính.
‒ Hiểu được khái niệm mạng máy tính và vai trò của các mạng máy tính.
‒ Biết được các ứng dụng của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống như: văn phòng, kinh doanh, giáo dục, giải trí, truyền thông,…
‒ Nắm được các vấn đề trong an toàn thông tin, bảo mật, kiểm soát an toàn, bản quyền,…
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Phân biệt được các loại máy tính, biết các cổng kết nối của máy tính.
‒ Kết nối được máy tính với các thiết bị khác như màn hình, máy in, máy chiếu, loa, thiết bị nhớ ngoài, …
‒ Biết khái niệm kết nối máy tính vào mạng LAN, Internet.
‒ Biết các thao tác cơ bản cài đặt phần mềm máy tính.
‒ Có kỹ năng nhận diện phần mềm có bản quyền,…
‒ Biết khái niệm tìm kiếm thông tin trên Internet.
‒ Biết khái niệm sử dụng Internet an toàn, hiệu quả và đúng luật.
‒ Biết sử dụng thư điện tử.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Nội dung mô đun này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy tính, các thiết bị di động, phần cứng, phần mềm; các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống; cách khai thác được các công cụ số như: máy tính, Internet, Email, thiết bị di động cầm tay,….Nắm rõ các vấn đề về bảo mật dữ liệu; các quy định pháp luật liên quan khi sử dụng phần mềm, Internet; các phương pháp an toàn truy cập Internet.
IV. Nội dung chi tiết
1. Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính
1.1. Phần cứng: máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng
1.1.1. Khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân. Phân biệt máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng.
1.1.2. Khái niệm thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và công dụng của chúng.
1.1.3. Thuật ngữ phần cứng máy tính, thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi. Các thiết bị ngoại vi chính: thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông. Kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính.
1.1.4. Các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong. Các đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ trong như KB, MB, GB. Đơn vị đo tốc độ truy cập của bộ nhớ trong như Hz, MHz, GHz.
1.1.5. Các loại phương tiện lưu trữ chính: ổ đĩa cứng trong, ổ đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD, DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động. Các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như: bit, byte, KB, MB, GB, TB. Các đơn vị đo tốc độ quay của ổ cứng (rpm) và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ (bps). Khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tệp tin trực tuyến.
1.1.6. Các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: bàn phím, chuột, bi lăn (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển (joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô (micro), máy quét ảnh (scanner).
1.1.7. Một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe.
1.1.8. Các cổng thông dụng: cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng (USB), cổng mạng.
1.2. Phần mềm: phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm mã nguồn mở
1.2.1. Khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm. Phân biệt hai loại phần mềm chính: phần mềm hệ thống (ví dụ: hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng.
1.2.2. Các chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng (ví dụ: Ubuntu, Linux, Windows, Mac OS).
1.2.3. Chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính,…
1.2.4. Khái niệm phần mềm mã nguồn mở, phân biệt phần mềm thương mại và phần mềm mã nguồn mở. Tên và chức năng của một số phần mềm mã nguồn mở thông dụng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh.
1.3. Hiệu năng máy tính
1.3.1. Khái niệm hiệu năng của máy tính: tốc độ bộ xử lý trung tâm (ví dụ: MHz, GHz), dung lượng RAM, tốc độ ổ cứng, vai trò của bộ xử lý đồ họa.
1.3.2. Ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy và tác dụng của giải pháp đóng bớt các ứng dụng đó.
1.4. Mạng máy tính và truyền thông
1.4.1. Khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính. Phân biệt mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN). Khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
1.4.2. Khái niệm truyền dữ liệu trên mạng, tốc độ truyền và các số đo (ví dụ: bps, kbps, Mbps, Gbps).
1.4.3. Khái niệm phương tiện truyền thông (media) và khái niệm băng thông (bandwidth). Các phương tiện truyền dẫn: có dây (ví dụ: cáp điện thoại, cáp đồng trục, cáp quang), không dây (ví dụ: sóng vô tuyến).
1.4.4 Khái niệm mạng Internet, intranet, extranet.
1.4.5. Khái niệm tải các nội dung từ mạng xuống (download) và tải các nội dung lên mạng (upload).
1.4.6. Phân biệt giữa “dịch vụ kết nối Internet” (ví dụ: Dial-up, ADSL, FTTH) và “phương thức kết nối Internet” (ví dụ: bằng đường dây thoại, điện thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh).
2. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT)
2.1. Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh
2.1.1. Các dịch vụ Internet dành cho người dùng: thương mại điện tử (e-commerce), ngân hàng điện tử (e-banking), chính phủ điện tử (e-government).
2.1.2. Khái niệm học trực tuyến (e-learning), đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, làm việc từ xa (teleworking), hội nghị trực tuyến (teleconference), một số ưu điểm và nhược điểm của các phương thức này.
2.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông
2.2.1. Thuật ngữ “thư điện tử” (e-mail) và công dụng của nó.
2.2.2 Các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” (SMS) và “nhắn tin tức thời” (IM).
2.2.3. Thuật ngữ “nói chuyện (đàm thoại) qua giao thức Internet” (VoIP – Voice over IP) và một số ứng dụng của nó.
2.2.4 Các thuật ngữ: mạng xã hội, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến.
2.2.5. Khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử. Phân loại trang tin điện tử (báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử nội bộ, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành). Các thuật ngữ: trang tin cá nhân (weblog, blog), chia sẻ nội dung trực tuyến.
3. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT
3.1. An toàn lao động
3.1.1. Một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính và các thiết bị kèm theo.
3.1.2. Chọn phương án chiếu sáng (ví dụ: cường độ, hướng chiếu), chọn kiểu, kích thước bàn ghế và sắp xếp vị trí bàn ghế, thiết bị phù hợp với bản thân. Chọn tư thế làm việc đúng, hiểu tác dụng của việc tập thể dục, giải lao, thư giãn khi làm việc lâu với máy tính.
3.2. Bảo vệ môi trường
3.2.1. Công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng.
3.2.2. Thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy.
4. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
4.1. Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
4.1.1. Khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name), mật khẩu (password) khi truy nhập mạng và Internet.
4.1.2. Cách sử dụng mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, xen lẫn giữa chữ cái và số).
4.1.3. Cách đề phòng khi giao dịch trực tuyến: không để lộ (che dấu) hồ sơ cá nhân, hạn chế gửi thông tin cá nhân, cảnh giác với người lạ, cảnh giác với thư giả mạo.
4.1.4 Khái niệm và tác dụng của tường lửa (firewall).
4.1.5. Cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu bằng cách khóa máy tính, khóa phương tiện lưu trữ khi rời nơi làm việc. Tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu dự phòng.
4.2. Phần mềm độc hại (malware)
4.2.1. Phân biệt các thuật ngữ phần mềm độc hại (malware) như: virus, worms, trojan, spyware, adware. Cách thức mã độc xâm nhập, lây lan trong hệ thống máy tính.
4.2.2. Các cách phòng, chống phần mềm độc hại và tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm an ninh mạng, phần mềm diệt virus thường xuyên.
5. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
5.1. Bản quyền
5.1.1. Thuật ngữ bản quyền/quyền tác giả (copyright). Sự cần thiết tôn trọng bản quyền. Một số khái niệm tổng quan của luật pháp Việt Nam và quốc tế liên quan đến bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung và sở hữu trí tuệ.
5.1.2. Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: mã (ID) sản phẩm, đăng ký sản phẩm, giấy phép (license) sử dụng phần mềm.
5.1.3. Thuật ngữ ”thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” (end-user license agreement). Phân biệt phần mềm dùng chung (shareware), phần mềm miễn phí (freeware), phần mềm mã nguồn mở (open source software).
5.2. Bảo vệ dữ liệu
5.2.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan như: dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu.
5.2.2. Một số quy định cơ bản về luật pháp của Việt Nam liên quan đến quyền bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm quản lý, bảo vệ dữ liệu ở Việt Nam.


HỌC PHẦN 2

SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (IU02)

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU02
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 20 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này, học viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức
‒ Hiểu rõ cách thức hoạt động của máy tính. Nắm được qui trình làm việc và sử dụng máy tính đúng cách.
‒ Biết một số qui tắc an toàn cơ bản khi làm việc với máy tính.
‒ Biết được các thành phần làm việc trên màn hình máy tính.
‒ Hiểu được các khái niệm cơ bản như: biểu tượng, cửa sổ, thanh công cụ,…
‒ Hiểu khái niệm tệp, thư mục và biết công dụng của chúng.
‒ Hiểu khái niệm virus, tác hại của chúng, cách phòng tránh và diệt virus
‒ Biết các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng.
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Biết các thao tác cơ bản và đúng cách để làm việc với máy tính.
‒ Biết cách thay đổi giao diện, xem thông tin hệ thống của máy tính.
‒ Biết cách quản lý và làm việc với tệp, thư mục, ổ đĩa,..
‒ Biết sử dụng các phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tệp.
‒ Biết cách xử lý sự không thống nhất về phông chữ.
‒ Biết cách sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng.
‒ Biết cách thức cài đặt, sử dụng các phần mềm tiếng Việt thông dụng.
‒ Biết cách in ấn tài liệu.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Mô đun này cung cấp các kiến thức cơ bản về khai thác và sử dụng máy tính. Thông qua lý thuyết và thực hành, mô đun giúp học viên làm việc trên máy tính, sử dụng máy tính làm công cụ phục vụ trong các lĩnh vực của đời sống một cách hiệu quả. Hiểu rõ cách thức hoạt động của máy tính. Nắm được qui trình làm việc và sử dụng máy tính đúng cách. Biết làm việc trên các hệ điều hành, quản lý được thư mục và tệp; sử dụng một số phần mềm như diệt virus, gõ tiếng Việt, biết chuyển đổi phông chữ, in ấn tài liệu,…
IV. Nội dung chi tiết
1. Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính
1.1. Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn
1.1.1. Trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy tính: mở máy và đăng nhập vào hệ thống, sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết, lưu lại hoặc xuất ra các kết quả công việc, kết thúc làm việc, tắt máy.
1.1.2. Sự cần thiết phải thao tác đúng cách trong các trường hợp mở/tắt máy tính, mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt một ứng dụng bị treo (non-responding).
1.1.3. Một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với máy móc, thiết bị như: an toàn điện, an toàn cháy nổ, các lưu ý an toàn lao động khác.
1.2. Mở máy tính, đăng nhập và sử dụng bàn phím, chuột
1.2.1. Các cách khởi động (mở) máy tính. Sử dụng tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập máy tính (đăng nhập hệ thống) một cách an toàn. Các cách để khởi động lại máy tính.
1.2.2. Các chế độ tắt máy tính thông thường. Hậu quả của việc mất điện khi đang làm việc hoặc tắt máy đột ngột.
1.2.3. Cách gõ bàn phím đúng cách. Các phím chức năng và phím tắt thường dùng.
1.2.4. Chức năng và cách dùng các phím của chuột: phím trái, phím phải, phím (con lăn) giữa. Cách dùng bảng chạm (touchpad).
2. Làm việc với Hệ điều hành
2.1. Màn hình làm việc
2.1.1. Vai trò của màn hình làm việc (desktop). Các thành phần đầu tiên của màn hình làm việc như biểu tượng (icon), thanh tác vụ (taskbar), thanh công cụ (toolbar).
2.1.2. Thay đổi cấu hình màn hình làm việc của máy tính, lựa chọn ngôn ngữ của bàn phím (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Việt).
2.1.3. Thay đổi hình nền, thay đổi giao diện, cài đặt, gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng.
2.1.4. Xem thông tin hệ thống của máy tính. Sử dụng chức năng trợ giúp có sẵn.
2.2. Biểu tượng và cửa sổ
2.2.1. Khái niệm biểu tượng (icon) và chức năng của nó. Các biểu tượng thông dụng: tệp, thư mục, phần mềm ứng dụng, máy in, ổ đĩa, thùng rác, đường tắt (shortcut).
2.2.2. Lựa chọn và di chuyển biểu tượng. Dùng biểu tượng để mở một tệp tin, một thư mục, một phần mềm ứng dụng. Xóa và khôi phục biểu tượng.
2.2.3. Khái niệm cửa sổ (window) và chức năng của nó. Các thành phần của một cửa sổ: thanh tiêu đề, thanh chọn chức năng (menu), thanh công cụ (toolbar), thanh trạng thái (status bar), thanh cuộn màn hình (scroll bar), và công dụng của chúng.
2.2.4. Mở một cửa sổ mới, kích hoạt một của sổ hiện có. Thu hẹp, mở rộng, phục hồi, thay đổi kích thước, di chuyển, đóng một cửa sổ. Di chuyển từ cửa sổ này sang cửa sổ khác.
3. Quản lý thư mục và tệp
3.1. Thư mục và tệp
3.1.1. Khái niệm tệp tin (file) và công dụng của nó. Các đặc trưng của tệp như: tên, nơi lưu trữ, kiểu, kích thước. Các đơn vị đo kích thước tệp như: Kb, Mb. Các kiểu tệp thông dụng: tệp dùng cho văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình chiếu; các tệp .pdf, ảnh, âm thanh, video; tệp tin nén, tệp tạm thời, tệp chương trình.
3.1.2. Khái niệm thư mục (directory, folder). Cấu trúc phân cấp khi lưu trữ thư mục và tệp. Khái niệm đường dẫn (path) đến thư mục và tệp, khái niệm “đường tắt” (shortcut).
3.1.3. Phân biệt các thiết bị dùng lưu giữ thư mục và tệp: đĩa cứng, ổ lưu trữ trên mạng (ổ mạng), ổ USB, đĩa quang (CD, DVD). Tác dụng của việc sao lưu tệp thường xuyên tới một thiết bị lưu trữ di động. Tác dụng của việc lưu trữ tệp tin trực tuyến (online).
3.2. Xem thông tin, sắp xếp, tạo shortcut đến nơi lưu giữ thư mục, tệp
3.2.1. Mở cửa sổ để xem thông tin về các đặc trưng của tệp, thư mục, ổ đĩa như: tên, kích thước, vị trí.
3.2.2. Sắp xếp tệp tin theo trật tự khi hiển thị: theo tên, kiểu, kích thước, ngày tạo/ngày sửa đổi gần nhất.
3.2.3. Di chuyển tới một tệp tin, một thư mục cụ thể. Cách tạo và xóa một shortcut đến thư mục và tệp trên màn hình làm việc.
3.3. Tạo, đặt tên, đổi tên tệp và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tệp
3.3.1. Tạo một thư mục và các thư mục con của nó.
3.3.2. Dùng một phần mềm ứng dụng để tạo một tệp, đặt tên và lưu tệp vào một thư mục.
3.3.3. Đặt tên tệp và thư mục để quản lý hiệu quả. Đổi tên tệp và thư mục.
3.3.4. Các trạng thái của tệp (bị khóa, chỉ đọc, đọc/ghi) và cách thay đổi trạng thái tệp.
3.4. Chọn, sao chép, di chuyển tệp và thư mục
3.4.1. Chọn một tệp, thư mục (riêng lẻ hoặc theo nhóm).
3.4.2. Sao chép tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.
3.4.3. Di chuyển tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.
3.4.4. Chia sẻ tệp, thư mục trên mạng LAN.
3.5. Xóa, khôi phục tệp và thư mục
3.5.1. Xóa tệp tin, thư mục, cho vào thùng rác (xóa tạm thời).
3.5.2. Khôi phục tệp tin, thư mục từ thùng rác.
3.5.3. Dọn sạch thùng rác (xóa vĩnh viễn).
3.6. Tìm kiếm tệp và thư mục
3.6.1. Sử dụng công cụ tìm (find, search) để tìm một tệp hay thư mục.
3.6.2. Tìm tệp theo tên, theo nội dung, theo ngày tạo, ngày cập nhật, theo kích cỡ, kiểu tệp.
3.6.3. Sử dụng ký tự đại diện để tìm thư mục và tệp.
4. Một số phần mềm tiện ích
4.1 Nén và giải nén tệp
4.1.1. Ý nghĩa của việc nén tệp tin. Nén tệp tin trong một thư mục. Các loại tệp tin nén (rar, zip,…)
4.1.2. Giải nén các tệp tin.
4.2. Phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng
4.2.1. Tác hại của virus cho máy tính. Một số phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng thông dụng.
4.2.2. Phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tệp tin cụ thể. Phần mềm an ninh mạng để phòng chống, phát hiện và loại bỏ mã độc.
4.2.3. Cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên.
4.3. Chuyển đổi định dạng tệp
4.3.1. Chuyển đổi định dạng các tệp văn bản sang kiểu .rtf, .pdf và ngược lại.
4.3.2. Các định dạng tệp âm thanh phổ biến và chuyển đổi tệp âm thanh sang các định dạng này.
5. Sử dụng tiếng Việt
5.1. Các khái niệm liên quan
5.1.1. Khái niệm các bộ mã tiếng Việt như Unicode, TCVN.
5.1.2. Khái niệm phông chữ (font) và biết một số phông chữ Việt thông dụng.
5.1.3. Các cách thức gõ tiếng Việt.
5.2. Lựa chọn và cài đặt các tiện ích sử dụng tiếng Việt
5.2.1. Các giải pháp hỗ trợ cài sẵn bên trong một số hệ điều hành.
5.2.2. Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng và cách thức cài đặt, sử dụng chúng.
5.3. Chuyển đổi phông chữ Việt
5.3.1. Xử lý sự không thống nhất về phông chữ.
5.3.2. Sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng: UConvert, UOffice,…
6. Sử dụng máy in
6.1. Lựa chọn máy in
6.1.1. Thay đổi máy in mặc định từ một danh sách máy in cài sẵn. Chia sẻ một máy in mạng.
6.1.2. Cài đặt một máy in mới vào máy tính.
6.2. In
6.2.1. Khái niệm hàng đợi (queue) in, tác vụ (task) in. In tài liệu từ một ứng dụng.
6.2.2. Xem tiến trình các công việc in trong hàng đợi, dừng, khởi động lại, xóa tác vụ in.


HỌC PHẦN 3

XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN (IU03)

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU03
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 45 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này, học viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức
‒ Hiểu được vai trò và những chức năng cơ bản của một phần mềm soạn thảo văn bản
‒ Nắm được các chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm soạn thảo văn bản; hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của phần mềm soạn thảo văn bản.
‒ Biết cách tạo một văn bản tiếng Việt.
‒ Biết cách định dạng văn bản.
‒ Biết tìm kiếm, thay thế đoạn văn bản.
‒ Biết đánh số trang, tạo đầu trang, chân trang, thêm chú thích.
‒ Biết cách nhúng các đối tượng như bảng, đồ họa,… vào văn bản.
‒ Biết sử dụng thao tác chèn bảng, xóa, tách, gộp các ô, các hàng cột trong bảng. Biết tính toán, sắp xếp trong bảng.
‒ Biết cách bảo mật cho văn bản.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Nội dung mô đun này sẽ cung cấp các khái niệm, chức năng cơ bản của hệ soạn thảo văn bản. Sau đó là cung cấp những công cụ xử lý văn bản cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản như định dạng văn bản, tìm kiếm, thay thế, đánh số trang, tạo đầu trang, chân trang, chia cột, chèn bảng, nhúng đối tượng đồ họa, bảo mật văn bản,…
IV. Nội dung chi tiết
1. Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản
1.1. Khái niệm văn bản
1.1.1. Khái niệm văn bản theo nghĩa thông thường.
1.1.2. Tổ chức và định dạng một văn bản.
1.2. Soạn thảo văn bản và xử lý văn bản
1.2.1. Các thao tác thông thường để có được một văn bản như: soạn thảo nội dung (tạo mới hoặc sử dụng nội dung có sẵn), biên tập văn bản (thêm bớt, sửa chữa nội dung, thay đổi định dạng, thêm minh họa, tạo các liên kết, tham chiếu, hoàn chỉnh văn bản), lưu giữ văn bản, in ấn văn bản.
1.2.2. Một số phần mềm xử lý văn bản khác nhau như: LibreOffice Writer, OpenOffice Writer, Microsoft Word.
1.2.3. Chức năng chính của một phần mềm xử lý văn bản.
2. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản
2.1. Làm việc với phần mềm soạn thảo văn bản
2.1.1. Các cách khởi động và thoát khỏi phần mềm soạn thảo văn bản.
2.1.2. Các yếu tố trong giao diện làm việc của phần mềm soạn thảo văn bản như: thanh chức năng, thanh công cụ, các cửa sổ. Thay đổi giao diện (ví dụ như ẩn/hiện các thanh công cụ). Sử dụng được tính năng trợ giúp của phần mềm soạn thảo văn bản.
2.1.3. Thay đổi kích thước cửa sổ, mở nhiều cửa sổ và sắp xếp chúng trên màn hình làm việc.
2.1.4. Thay đổi một số thiết lập ban đầu (ví dụ: ngôn ngữ làm việc, thư mục lưu văn bản mặc định) để thuận tiện và nâng cao năng suất làm việc.
2.2. Mở văn bản có sẵn, tạo văn bản mới, lưu, xóa văn bản
2.2.1. Tìm và mở một văn bản có sẵn. Phóng to, thu nhỏ văn bản.
2.2.2. Chuyển một tài liệu từ các định dạng khác (bảng tính, trang trình chiếu, văn bản tạo từ các phần mềm khác) thành văn bản làm việc.
2.2.3. Soạn thảo một tài liệu mới: gõ bàn phím, gõ dấu tiếng Việt.
2.2.4. Lưu tài liệu đang mở vào một thư mục với tên cũ hoặc đổi tên mới. Lưu văn bản vào thư mục khác, ổ đĩa khác.
2.2.5. Các kiểu tệp tin khác nhau dùng để lưu văn bản, tài liệu.
2.2.6. Mở nhiều văn bản cùng lúc. Kích hoạt một văn bản để làm việc và chuyển từ văn bản làm việc này sang văn bản làm việc khác.
2.2.7. Xóa một văn bản.
2.3. Biên tập nội dung văn bản
2.3.1. Xác định các đơn vị văn bản như: ký tự, từ, cụm từ (dòng, câu), đoạn văn, các đối tượng nhúng vào văn bản (bảng, đối tượng đồ họa), trang và toàn bộ văn bản. Chọn (đánh dấu) các đơn vị văn bản và toàn bộ nội dung văn bản.
2.3.2. Di chuyển đến các trang văn bản khác nhau (trang trước, trang sau, nhảy đến một trang cụ thể).
2.3.3. Thêm, xóa, sửa các ký tự, các từ, cụm từ trong một văn bản.
2.3.4. Tìm kiếm và thay thế các ký tự, từ, cụm từ nhất định trong văn bản.
2.3.5. Cắt, dán, sao chép, di chuyển một phần văn bản bên trong một tài liệu sang các tài liệu đang mở khác.
2.3.6. Sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo).
2.4. Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt
2.4.1. Loại bỏ các hiệu ứng điều chỉnh tự động (autocorrect) có sẵn trong phần mềm soạn thảo đối với văn bản tiếng Việt.
2.4.2. Loại bỏ các hiển thị không mong muốn (ví dụ: đường sóng) xuất hiện trong văn bản tiếng Việt.
3. Định dạng văn bản
3.1. Định dạng từ
3.1.1. Thay đổi phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), các kiểu hiển thị khác nhau (đậm, nghiêng, gạch dưới).
3.1.2. Ghi chỉ số dưới (subscript), chỉ số trên (superscript).
3.1.3. Thay đổi màu ký tự và màu nền văn bản.
3.1.4. Chuyển đổi chữ hoa /chữ thường.
3.1.5. Ngắt từ (hypernation) khi xuống dòng.
3.2. Định dạng đoạn văn
3.2.1. Khái niệm đoạn văn (paragraph). Chọn (đánh dấu) một đoạn văn.
3.2.2. Thêm, bỏ các dấu đoạn (paragraph mark), dấu ngắt dòng (line break).
3.2.3. Thụt lề (indent), căn lề (trái, giữa, phải, hai biên).
3.2.4. Công dụng và cách tạo/bỏ nhảy cách (tab) (ví dụ: căn trái, căn giữa, căn phải).
3.2.5. Điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn.
3.2.6. Điều chỉnh khoảng cách giãn dòng trong đoạn văn.
3.2.7. Tạo/bỏ tạo một danh sách đồng mức bằng cách dùng đánh dấu tự động (bullet) hoặc đánh số tự động (numbering). Thay đổi các kiểu dấu tự động, kiểu đánh số tự động khác nhau. Đánh số tự động các đoạn văn bản.
3.2.8. Tạo đường viền, bóng/nền cho một đoạn văn.
3.3. Kiểu dáng (style)
3.3.1. Khái niệm kiểu dáng (style). Áp dụng một kiểu dáng đang được dùng cho ký tự vào một văn bản.
3.3.2. Áp dụng một kiểu dáng một đoạn văn đang dùng cho một hoặc nhiều đoạn nữa.
3.3.3. Sử dụng công cụ sao chép định dạng.
4. Nhúng (embed) các đối tượng khác nhau vào văn bản
4.1. Bảng
4.1.1. Thêm một khung bảng vào văn bản.
4.1.2. Nhập và biên tập dữ liệu trong các ô của bảng.
4.1.3. Chọn dòng, cột, ô, hoặc toàn bộ bảng.
4.1.4. Thêm, xóa dòng và cột.
4.1.5. Sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng.
4.1.6. Thay đổi kiểu đường viền, độ rộng, chiều cao.
4.1.7. Thêm bóng và màu nền cho các ô của bảng.
4.1.8. Xóa bảng khỏi văn bản.
4.2. Đối tượng đồ họa
4.2.1. Tạo chữ nghệ thuật (WordArt).
4.2.2. Mở thư viện đối tượng đồ họa (tranh, ảnh, hình vẽ) có sẵn.
4.2.3. Chèn đối tượng đồ họa vào một vị trí xác định trong văn bản.
4.2.4. Chọn đối tượng đồ họa, sao chép, di chuyển một đối tượng bên trong một tài liệu, hoặc từ tài liệu này sang tài liệu khác.
4.2.5. Thay đổi kích thước đối tượng đồ họa. Xóa một đối tượng đồ họa khỏi văn bản.
4.3. Hộp văn bản
4.3.1. Nhập một hộp văn bản (text box) mới hoặc lấy một hộp văn bản từ thư viện đưa vào văn bản.
4.3.2. Định dạng cho hộp văn bản.
4.3.3. Lưu hộp văn bản.
4.4. Tham chiếu (reference)
4.4.1. Thêm, sửa, xóa chú thích tại chân trang (footnote), chú thích tại cuối bài (endnote).
4.4.2. Thêm, sửa, xóa việc đánh số trang.
4.5. Ký tự đặc biệt (symbol), công thức toán học (equation)
4.5.1. Chèn các ký tự đặc biệt (symbol), các chữ cái Hy Lạp vào văn bản.
4.5.2. Mở và sử dụng công cụ toán học Equation để soạn các công thức toán học trong văn bản.
4.6. Hoàn tất văn bản
4.6.1. Căn lề toàn bộ văn bản (căn trái, phải, giữa, đều hai bên).
4.6.2. Thêm/bỏ ngắt trang (page break).
4.6.3. Thêm/bỏ đầu trang (header), chân trang (footer) cho văn bản.
4.6.4. Đặt các chế độ bảo mật cho văn bản.
5. Kết xuất và phân phối văn bản
5.1. In văn bản
5.1.1. Đặt, hiệu chỉnh các tham số cho trang in: hướng in dọc (portrait), in ngang (landscape), lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải, khổ giấy (A3, A4,…).
5.1.2. Theo dõi trạng thái in, xóa, khôi phục tác vụ in.
5.1.3. Thực hiện in văn bản: in toàn bộ, in chọn trang, in một bản, in nhiều bản.
5.2. Phân phối văn bản
5.2.1. Lưu văn bản dưới các kiểu tệp khác nhau (.rtf, .pdf, .txt).
5.2.2. Đặt mật khẩu để kiểm soát truy nhập tệp văn bản.
5.2.3. Đính kèm văn bản theo thư điện tử.
5.2.4. Lưu văn bản trên mạng (ghi vào các ổ mạng, các thư mục trực tuyến).


HỌC PHẦN 4

SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN (IU04)

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU04
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 45 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này, học viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức
‒ Hiểu được các khái niệm về bảng tính.
‒ Hiểu được khái niệm địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong bảng tính.
‒ Nắm được các công dụng của bảng tính.
‒ Nắm được các tính năng cơ bản của Bảng tính điện tử.
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Biết cách khởi động và thoát khỏi Bảng tính điện tử; hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Bảng tính điện tử.
‒ Bước đầu tạo một bảng tính.
‒ Biết cách định dạng bảng tính như: đặt khoảng cách dòng, cột trong bảng tính,…
‒ Biết sử dụng các hàm trong Bảng tính điện tử, biết tạo công thức để thực hiện tính toán trong bảng tính.
‒ Biết sắp xếp dữ liệu và lọc, trích xuất dữ liệu trong bảng tính.
‒ Biểu diễn trực quan thông tin trong bảng tính thông qua biểu đồ.
‒ Biết định dạng in ấn, phân tích dữ liệu trong bảng tính.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Mô đun này cung cấp những khái niệm cơ bản và các công dụng của bảng tính. Thông qua một phần mềm cơ bản là Bảng tính điện tử, học viên sẽ biết cách làm việc trên bảng tính, biết sử dụng các hàm trong Bảng tính điện tử, biết cách xây dựng công thức để tính toán trên dữ liệu của bảng tính; sắp xếp, phân tích dữ liệu và biểu diễn trực quan dữ liệu trong bảng tính bằng biểu đồ.
IV. Nội dung chi tiết
1. Kiến thức cơ bản về bảng tính
1.1. Khái niệm bảng tính
1.1.1. Khái niệm và công dụng của bảng tính.
1.1.2. Các bước để xây dựng và ứng dụng bảng tính thông thường: nhập và biên tập dữ liệu, công thức vào bảng tính; tính toán trên dữ liệu bằng cách áp dụng các phép tính, biểu thức, hàm; biểu diễn trực quan dữ liệu dưới dạng biểu đồ; một số ứng dụng cao cấp như phân tích dữ liệu, dự báo; in và phân phối các bảng tính.
1.2. Phần mềm bảng tính
1.2.1. Một số phần mềm bảng tính khác nhau như: LibreOffice Calc, OpenOffice Calc, Microsoft Excel. Các thao tác thông thường trên một phần mềm bảng tính: nhập, cập nhật, biên tập dữ liệu; áp dụng các phép tính, công thức, các hàm lên dữ liệu; xây dựng biểu đồ; in kết quả.
1.2.2. Các thành phần chính tạo nên bảng tính: ô (cell), dòng (row), cột (column), vùng (range), trang tính (worksheet), bảng tính (spreadsheet).
1.2.3. Chức năng của một phần mềm bảng tính.
2. Sử dụng phần mềm Bảng tính điện tử
2.1. Làm việc với Bảng tính điện tử
2.1.1. Các cách khởi động và thoát khỏi Bảng tính điện tử.
2.1.2. Các thành phần trong giao diện (màn hình làm việc) của Bảng tính điện tử. Ẩn/hiện các thanh công cụ, thanh ruy-băng trên màn hình làm việc của Bảng tính điện tử.
2.1.3. Chỉnh sửa các thiết lập để mở và lưu bảng tính như: chọn thư mục mặc định, tên tệp mặc định, định dạng mặc định. Sử dụng chức năng trợ giúp của Bảng tính điện tử.
2.2. Mở bảng tính có sẵn, tạo bảng tính mới, lưu, xóa bảng tính
2.2.1. Mở/đóng một bảng tính có sẵn. Mở nhiều bảng tính và sắp xếp các cửa sổ để làm việc đồng thời.
2.2.2. Sử dụng công cụ phóng to, thu nhỏ khi xem một bảng tính.
2.2.3. Tạo bảng tính mới theo mẫu cho trước. Các kiểu tệp dùng để lưu bảng tính.
2.2.4. Lưu bảng tính vào thư mục với tên cũ hoặc đổi sang tên khác, bằng một kiểu tệp khác.
2.2.5. Chuyển từ bảng tính đang mở này sang bảng tính đang mở khác.
3. Thao tác đối với ô (ô tính)
3.1. Địa chỉ của ô, kiểu dữ liệu
3.1.1. Ô: phần tử cơ bản của trang tính (chứa một phần tử dữ liệu) và cách xác định địa chỉ ô. Phân biệt khái niệm địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối của ô.
3.1.2. Dữ liệu và kiểu dữ liệu chứa trong ô.
Các kiểu dữ liệu có thể dùng trong Bảng tính điện tử.
3.1.3. Chọn (đánh dấu) một ô, nhiều ô liền kề, nhiều ô không liền kề, toàn bộ trang tính.
3.2. Biên tập nội dung, sắp xếp thứ tự các ô
3.2.1. Xóa, sửa đổi nội dung một ô.
3.2.2. Tìm ô theo nội dung. Thay thế nội dung ô trong trang tính.
3.2.3. Sắp xếp các ô theo một số tiêu chí: thứ tự tăng giảm của số, thứ tự của chữ cái trong từ điển.
3.3. Sao chép, di chuyển nội dung của ô
3.3.1. Sao chép, cắt, dán nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong một trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.
3.3.2. Sử dụng công cụ tự động điền nội dung (autofill), công cụ sao chép (copy) để tự động sinh một dãy số (ví dụ: tự động đánh số thứ tự các dòng của một danh sách).
3.3.3. Di chuyển nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.
4. Thao tác trên trang tính
4.1. Dòng và cột
4.1.1. Chọn một dòng, một nhóm dòng kề nhau, nhóm các dòng không kề nhau. Chọn một cột, nhóm các cột kề nhau, nhóm các cột không kề nhau.
4.1.2. Chèn một dòng, một cột vào trang tính. Xóa dòng và cột khỏi trang tính.
4.1.3. Sửa đổi chiều rộng cột, chiều cao dòng.
4.1.4. Ẩn/hiện, cố định (freeze)/bỏ cố định (unfreeze) tiêu đề dòng, cột.
4.2. Trang tính
4.2.1. Thêm một trang tính mới, đóng lại, xóa trang tính đang mở.
4.2.2. Đặt tên, đổi tên trang tính.
4.2.3. Chuyển từ trang tính này sang trang tính khác.
4.2.4. Sao chép, di chuyển các trang tính bên trong bảng tính.
5. Biểu thức và hàm
5.1. Biểu thức số học
5.1.1. Khái niệm biểu thức (expression) và ứng dụng của biểu thức. Biểu thức có chứa các địa chỉ ô liên quan.
Cách dùng các địa chỉ tương đối, tuyệt đối của ô trong biểu thức.
5.1.2. Tạo biểu thức số học đơn giản bằng cách sử dụng các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia).
5.1.3. Các lỗi thường gặp khi sử dụng biểu thức (ví dụ: #NAME?, #DIV/0!, #REF!).
5.2. Hàm
5.2.1. Ý nghĩa và cách sử dụng các hàm toán học: SUM, AVERAGE, MINIMUM, MAXIMUM, COUNT, COUNTA, ROUND.
5.2.2. Ý nghĩa và cách sử dụng hàm logic với các toán tử so sánh: =, >, <.
5.2.3. Ý nghĩa và cách sử dụng các hàm thời gian.
5.2.4. Ý nghĩa và cách sử dụng các hàm tìm kiếm.
6. Định dạng một ô, một dãy ô
6.1. Định dạng với kiểu số, ngày tháng, tiền tệ
6.1.1. Các định dạng số thập phân cụ thể. Định dạng để hiển thị số theo yêu cầu.
6.1.2. Định dạng để hiển thị tỷ lệ phần trăm.
6.1.3. Định dạng ô và chuyển đổi cách hiển thị đơn vị số, kiểu ngày tháng, ký hiệu tiền tệ.
6.2. Định dạng với kiểu văn bản
6.2.1. Thay đổi định dạng phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), kiểu hiển thị (đậm, nghiêng, gạch dưới, …).
6.2.2. Áp dụng các màu khác nhau đối với nội dung ô, nền của ô.
6.2.3. Sao chép định dạng từ một ô, một dãy ô tới ô khác, dãy ô khác.
6.3. Căn chỉnh, tạo hiệu ứng viền
6.3.1. Áp dụng việc cuộn văn bản (text wrapping) đối với nội dung của ô, dãy ô.
6.3.2. Đặt hướng thể hiện nội dung ô theo chiều ngang, chiều dọc và cách điều chỉnh hướng thể hiện nội dung ô.
6.3.3. Tách (split)/ghép (merge) các ô và căn tiêu đề, nội dung trong ô tách/ghép.
6.3.4. Thêm đường viền (nét, màu) cho ô, dãy ô.
7. Biểu đồ
7.1. Tạo biểu đồ
7.1.1. Các loại biểu đồ khác nhau (biểu đồ hình cột, biểu đồ đường thẳng, biểu đồ hình tròn). Tạo biểu đồ các từ dữ liệu bảng tính.
7.1.2. Chọn một biểu đồ. Thay đổi loại biểu đồ.
7.2. Chỉnh sửa, cắt, dán, di chuyển, xóa biểu đồ
7.2.1. Chỉnh sửa (thêm, xóa, sửa), di chuyển tiêu đề, ghi chú cho biểu đồ.
7.2.2. Thêm, di chuyển nhãn dữ liệu (ví dụ: giá trị, tỷ lệ phần trăm) cho biểu đồ.
7.2.3. Thay đổi màu nền, màu phụ đề và thay đổi màu sắc hình (cột, đường, hình tròn) trong biểu đồ.
7.2.4. Thay đổi kích cỡ phông chữ, màu của tiêu đề biểu đồ, trục biểu đồ, chú giải biểu đồ. Thay đổi kích thước biểu đồ.
7.2.5. Cắt, dán, di chuyển biểu đồ. Xóa biểu đồ khỏi trang tính.
8. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính
8.1. Trình bày trang tính để in ra
8.1.1. Thay đổi lề: trên, dưới, trái, phải.
8.1.2. Thay đổi hướng trang: dọc, ngang; cỡ trang; điều chỉnh để nội dung trang tính khớp với các trang in.
8.1.3. Thêm, sửa, xóa nội dung của phần đầu (header), phần chân (footer) của trang tính. Thêm và xóa các trường: số trang, ngày tháng, giờ, tên tệp, tên trang tính vào trong đầu trang, chân trang.
8.2. Kiểm tra và in
8.2.1. Kiểm tra và sửa lỗi phép tính, lỗi văn bản trong bảng tính trước khi in.
8.2.2. Các kiểu kẻ ô lưới. Ẩn/hiện đường kẻ ô lưới, đề mục dòng, cột khi in.
8.2.3. In tiêu đề dòng tự động trên mọi trang của trang bảng tính được in.
8.2.4. Xem trước trang bảng tính.
8.2.5. Chọn số lượng bản sao của trang tính, toàn bộ bảng tính, biểu đồ được chọn khi in ra. In một dãy ô được chọn, biểu đồ trong trang tính; in toàn bộ trang tính.
8.3. Phân phối trang tính
8.3.1. Lưu trang tính, bảng tính dưới các kiểu tệp khác nhau như .pdf hoặc định dạng của các phiên bản khác.
8.3.2. Đặt mật khẩu để kiểm soát truy nhập tệp trang tính, bảng tính.
8.3.3. Đính kèm trang tính theo thư điện tử.
8.3.4. Lưu trang tính trên mạng (ghi vào các ổ mạng, các thư mục trực tuyến).


HỌC PHẦN 5

SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU05
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 45 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này, học viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức
‒ Hiểu được các khái niệm về bài thuyết trình.
‒ Biết được các công dụng, vai trò của trình chiếu.
‒ Biết được các tính năng cơ bản của phần mềm trình chiếu.
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm trình chiếu.
‒ Hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu.
‒ Bước đầu tạo một bài thuyết trình.
‒ Biết sử dụng các hiệu ứng trong phần mềm trình chiếu.
‒ Biết định dạng in ấn các trang trình chiếu (slide).
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Mô đun này cung cấp những khái niệm cơ bản và các công dụng của trình chiếu và nhờ đó học viên sẽ biết cách tạo bài thuyết trình cơ bản; sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mô đun xử lý văn bản vào biên tập bài thuyết trình; biết sử dụng các loại hiệu ứng trong phần mềm trình chiếu để thiết kế bài thuyết trình sinh động và hiệu quả.
IV. Nội dung chi tiết
1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình và trình chiếu
1.1. Bài thuyết trình
1.1.1. Khái niệm bài thuyết trình. Một số lưu ý để tạo nên một bài thuyết trình tốt.
1.1.2. Các bước chính trong tạo và thực hiện bài thuyết trình: xác định mục tiêu thuyết trình; thiết kế, biên tập nội dung các trang của bài thuyết trình; lưu nội dung bài thuyết trình; thực hiện việc thuyết trình bằng một công cụ trình chiếu.
1.2. Phần mềm trình chiếu
1.2.1. Một số phần mềm trình chiếu như: LibreOffice Impress, OpenOffice Impress, Microsoft Powerpoint.
1.2.2. Các chức năng chính của một phần mềm trình chiếu.
2. Sử dụng phần mềm trình chiếu
2.1. Làm việc với phần mềm trình chiếu
2.1.1. Các cách khởi động và thoát khỏi phần mềm trình chiếu. Mở trực tiếp phần mềm, mở gián tiếp thông qua việc mở một tệp thuyết trình đã có sẵn.
2.1.2. Màn hình làm việc của phần mềm và các thành phần của nó. Ẩn/hiện các thanh công cụ trên màn hình.
2.1.3. Sử dụng chức năng trợ giúp, chức năng hướng dẫn thực hiện theo bước có sẵn (wizard).
2.2. Làm việc với bài thuyết trình
2.2.1. Các cách mở/đóng bài thuyết trình đã có.
2.2.2. Tạo một bài thuyết trình mới dựa trên mẫu (template) mặc định. Các kiểu tệp dùng để lưu bài thuyết trình.
2.2.3. Các cách hiển thị (view) bài thuyết trình khác nhau. Chuyển từ cách hiển thị này sang cách hiển thị khác.
2.2.4. Mở nhiều bài thuyết trình đồng thời và chuyển từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác.
2.2.5. Các cách lưu bài thuyết trình
2.3. Làm việc với trang thuyết trình
2.3.1. Khái niệm trang thuyết trình (slide) và vai trò của nó trong bài thuyết trình.
2.3.2. Các khái niệm đi kèm trang thuyết trình: Tiêu đề (title), bố cục (layout), mẫu thiết kế sẵn (design template), chủ đề (theme), hiệu ứng động (animation).
2.3.3. Khái niệm bố cục và biết các bố cục chuẩn đối với trang thuyết trình. Chọn kiểu bố cục trang thuyết trình (dùng kiểu đang có hoặc chọn kiểu khác). Thêm một trang thuyết trình mới với bố cục cụ thể.
2.3.4. Khái niệm và biết cách sử dụng một mẫu thiết kế, một chủ đề sẵn có cho bài thuyết trình.
2.3.5. Khái niệm và công dụng của trang thuyết trình chủ (slide master).
2.3.6. Các cách chọn, biên tập trang thuyết trình chủ cho bài thuyết trình.
2.3.7. Sao chép, cắt, dán, dịch chuyển trang thuyết trình bên trong một bài thuyết trình, từ bài thuyết trình này sang bài khác.
2.3.8. Xóa trang thuyết trình.
3. Xây dựng nội dung bài thuyết trình
3.1. Tạo và định dạng văn bản
3.1.1. Các thủ thuật và chỉ dẫn để xây dựng một trang thuyết trình tốt (dùng các cụm từ ngắn gọn súc tích, dùng hình thức liệt kê hiệu quả, biết cách đặt tiêu đề trang thuyết trình).
3.1.2. Nhập văn bản đúng chỗ trong các chế độ hiển thị khác nhau như chế độ chuẩn, chế độ dàn ý.
3.1.3. Sử dụng kiến thức của mô đun Xử lý văn bản cơ bản (IU03) vào soạn thảo, biên tập trang trình chiếu như: thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, thay đổi màu sắc,…
3.2. Danh sách
3.2.1. Trình bày nội dung dưới dạng danh sách liệt kê dùng ký hiệu đánh dấu (bullet). Thay đổi kiểu ký hiệu.
3.2.2. Trình bày nội dung dưới dạng danh sách được đánh số thứ tự (numbering). Thay đổi kiểu đánh số khác nhau trong một danh sách.
3.2.3. Giãn dòng, thụt lề (indent) cho danh sách.
3.3. Bảng
3.3.1. Nhập, biên tập văn bản trong một trang thuyết trình dưới dạng bảng.
3.3.2. Sử dụng kiến thức của mô đun Xử lý văn bản cơ bản (IU03) vào biên tập bảng trong trang thuyết trình.
3.4. Biểu đồ
3.4.1. Quan hệ giữa tập dữ liệu và biểu đồ biểu diễn nó. Các hình dạng biểu đồ sẵn có (dạng cột, đường, hình tròn).
3.4.2. Nhập dữ liệu để tạo biểu đồ trong một bài thuyết trình.
3.4.3. Chọn biểu đồ; thay đổi kiểu biểu đồ; thêm, xóa, biên tập tiêu đề biểu đồ; bổ sung nhãn dữ liệu.
3.4.4. Thay đổi màu nền; thay đổi màu các hình dạng biểu đồ (cột, đường, hình tròn).
3.5. Đưa các đối tượng đồ họa vào trong trang thuyết trình
3.5.1. Chèn một đối tượng đồ họa (tranh, ảnh, hình vẽ, biểu đồ) đã có vào trong trang thuyết trình.
3.1.2. Chọn, sao chép, di chuyển đối tượng đồ họa bên trong một bài thuyết trình, từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác.
3.1.3. Thay đổi kích cỡ, xóa đối tượng đồ họa bên trong bài thuyết trình.
3.1.4. Quay, lật một đối tượng đồ họa; chỉnh vị trí một đối tượng đồ họa trong trang thuyết trình: trái, giữa, phải, trên cùng, dưới cùng.
3.6. Vẽ hình
3.6.1. Đưa vào trang thuyết trình các hình vẽ khác nhau như đường thẳng, mũi tên, hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục (oval), hình tròn, hộp chữ (text box). Nhập văn bản vào trong các đối tượng này.
3.6.2. Thay đổi màu nền, nét vẽ (màu sắc, bề dày, kiểu dáng); thay đổi hình dạng mũi tên; áp dụng tạo bóng tới đối tượng vẽ.
3.6.3. Ghép/bỏ ghép nhóm các đối tượng vẽ trong trang thuyết trình.
3.6.4. Đưa một đối tượng vẽ lên lớp trên/xuống lớp dưới, hiện lên phía trước/ẩn xuống phía sau một đối tượng vẽ khác.
4. Chuẩn bị, trình chiếu và in bài thuyết trình
4.1. Chuẩn bị trình chiếu
4.1.1. Khái niệm cách chuyển trang (transition), hiệu ứng động (animation) khi trình diễn bài thuyết trình.
4.1.2. Áp dụng, thay đổi các kiểu chuyển trang, hiệu ứng động cho các phần tử khác nhau của trang thuyết trình.
4.1.3. Thêm phần ghi chú cho trang thuyết trình.
4.1.4. Chọn định dạng đầu ra thích hợp cho trang thuyết trình như bản in ra (handout), chiếu trên màn hình (on-screen show).
4.1.5. Ẩn/hiện các trang thuyết trình.
4.2. Kiểm tra, in, trình diễn
4.2.1. Kiểm tra chính tả bài thuyết trình, sửa lỗi chính tả, xóa từ thừa; kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi hiển thị tiếng Việt.
4.2.2. Thay đổi hướng trang thuyết trình (dọc, ngang); thay đổi kích cỡ trang.
4.2.3. Thực hiện các phương án in khác nhau: toàn bộ bài thuyết trình, các trang thuyết trình cụ thể, bản để phân phát, trang chú thích, dàn ý; chọn số lượng bản sao của bài thuyết trình.
4.2.4. Các cách trình chiếu bài thuyết trình (từ trang thuyết trình đầu tiên, từ trang thuyết trình hiện tại); cách chuyển tới trang thuyết trình tiếp theo, trang thuyết trình trước đó, trang thuyết trình được chỉ định trong khi trình diễn bài thuyết trình.


HỌC PHẦN 6

SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

I. Thông tin chung về mô đun
‒ Tên mô đun: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN
‒ Mã mô đun: IU06
‒ Loại mô đun: Cơ bản
‒ Thời gian tối thiểu: 30 tiết
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này, học viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức
‒ Nắm được các thuật ngữ như Internet, www, website, webpage, homepage, firewall.
‒ Hiểu khái niệm và chức năng của trình duyệt web (browser) và biết tên một số trình duyệt web hay dùng như: Mozilla Firefox, Chromium, Internet Explorer, Opera.
‒ Biết về những rủi ro khi tham gia vào cộng đồng ảo, cộng đồng trực tuyến.
‒ Biết về các lựa chọn để kiểm soát việc sử dụng Internet.
‒ Hiểu khái niệm thư điện tử và công dụng. Biết thành phần và cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
2. Mục tiêu về kĩ năng
‒ Biết cách làm việc với một trình duyệt web. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp của trình duyệt.
‒ Biết cách chọn một máy tìm kiếm và biết cách tiến hành tìm kiếm thông tin.
‒ Biết sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
‒ Biết cách tạo, nhận và gửi thư điện tử.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Mô đun này cung cấp những hiểu biết cơ bản về Internet, các ứng dụng chính của Internet, các dịch vụ Internet, các khái niệm liên quan, các trình duyệt web phổ biến. Ngoài ra, mô đun cung cấp các kỹ năng sử dụng Internet, các thao tác duyệt web cơ bản, thiết lập thông số cho trình duyệt; đặc biệt là các kỹ năng sử dụng hộp thư điện tử,…
IV. Nội dung chi tiết
1. Kiến thức cơ bản về Internet
1.1. Các khái niệm/thuật ngữ thường gặp
1.1.1. Thuật ngữ Internet.
1.1.2. Các ứng dụng chính của Internet như: truyền thông – liên lạc, chuyển tệp, tra cứu và cung cấp thông tin, làm việc và kinh doanh trực tuyến.
1.1.3. Khái niệm dịch vụ Internet và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
1.1.4. Thuật ngữ World Wide Web và web. Hiểu các khái niệm: địa chỉ của một tài nguyên trên Internet (URL – Uniform Resource Locator), cấu trúc và các thành phần của nó; siêu liên kết (hyperlink).
1.1.5. Các khái niệm trang thông tin điện tử (website), trang web (webpage), trang chủ (homepage).
1.1.6. Khái niệm và chức năng của trình duyệt web (browser) và tên một số trình duyệt web hay dùng như: Mozilla Firefox, Chromium, Internet Explorer, Opera.
1.1.7. Khái niệm máy tìm kiếm (search engine) và tên một số máy tìm kiếm phổ biến.
1.2. Bảo mật khi làm việc với Internet
1.2.1. Một số rủi ro khi tham gia vào cộng đồng ảo và hoạt động trực tuyến như: vô ý tiết lộ thông tin cá nhân, bị quấy rối, bị lợi dụng.
1.2.2. Khái niệm và vai trò của việc mật mã hóa (encryption) đối với một số nội dung khi truyền đi trên Internet.
1.2.3. Khái niệm và vai trò của tường lửa (firewall), cách bảo vệ các mạng bằng định danh truy nhập (tên người dùng và mật khẩu).
1.2.4. Một website được bảo mật (ví dụ: giao thức https, ký hiệu “khóa”).
1.2.5. Các lựa chọn để kiểm soát việc sử dụng Internet: giám sát, hạn chế duyệt web, giới hạn các trò chơi máy tính, hạn chế thời gian sử dụng máy tính.
2. Sử dụng trình duyệt web
2.1. Thao tác duyệt web cơ bản
2.1.1. Mở/đóng một trình duyệt web. Cách sử dụng chức năng trợ giúp của trình duyệt.
2.1.2. Nhập một địa chỉ web (URL) vào thanh địa chỉ và chuyển tới địa chỉ web đó.
2.1.3. Hiển thị trang web trong cửa sổ mới, tab mới.
2.1.4. Ngừng tải một trang web về, cách khôi phục (refresh) việc tải một trang web.
2.2. Thiết lập (setting)
2.2.1. Đặt trang chủ/trang đầu cho trình duyệt web.
2.2.2. Xóa một phần hay toàn bộ lịch sử duyệt web.
2.2.3. Khái niệm và công dụng của cửa sổ bật ra (pop-up), cúc-ki (cookie) khi duyệt web. Cho phép/không cho phép (khóa) đối với các pop-up và/hoặc cookie.
2.2.4. Xóa các tệp tin trung gian, tập tin tạm thời lấy về từ Internet.
2.3. Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác
2.3.1. Dùng thanh địa chỉ, lịch sử duyệt web để chuyển hướng.
2.3.2. Kích hoạt một siêu liên kết.
2.3.3. Chuyển đến trang chủ của website; đến trang web trước, trang web sau trong các trang web đã duyệt.
2.4. Đánh dấu
2.4.1. Đánh dấu/xóa đánh dấu (bookmark) một trang web.
2.4.2. Hiển thị trang web đã đánh dấu.
2.4.3. Tạo/xóa thư mục đánh dấu; thêm các trang web vào một thư mục đánh dấu.
3. Sử dụng Web
3.1. Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công
3.1.1. Khái niệm biểu mẫu (form) và công dụng của nó.
3.1.2. Sử dụng các hộp văn bản (text box), danh sách kéo xuống (drop-down menu), hộp danh sách (list box), hộp kiểm tra (check box), nút bấm (radio button) để điền một biểu mẫu trên web.
3.1.3. Gửi (submit) biểu mẫu, thiết lập lại một biểu mẫu trên web.
3.1.4. Đăng nhập vào trang mạng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Đăng nhập, khai báo biểu mẫu và gửi đi biểu mẫu tương ứng.
3.2. Tìm kiếm, máy tìm kiếm
3.2.1. Chọn một máy tìm kiếm cụ thể (ví dụ: Coccoc, Google) và tiến hành tìm kiếm thông tin bằng việc sử dụng một từ khóa, cụm từ.
3.2.2. Sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp phạm vi tìm kiếm (theo cụm từ chính xác, không bao gồm các từ, ngày tháng, định dạng tệp).
3.2.3. Tìm và sử dụng các từ điển, bách khoa thư, các website nội dung đa phương tiện trên Internet như website từ điển, bách khoa toàn thư, các website cung cấp nhạc, video.
3.3. Lưu nội dung
3.3.1. Các cách khác nhau để lưu lại nội dung tìm thấy trên web. Ghi lại một trang web vào một thư mục.
3.3.2. Tải các tệp tin từ web về và ghi vào một thư mục, sao chép văn bản, hình ảnh, địa chỉ (URL) từ một trang web vào trong tài liệu.
3.4. Chuẩn bị in và in
3.4.1. Chuẩn bị một trang web để in: thay đổi hướng trang in, kích cỡ giấy, lề trang in. Xem trang web trước khi in.
3.4.2. Chọn lựa phương án đưa ra: toàn bộ trang web, các trang cụ thể, phần văn bản được chọn, số lượng bản sao và in.
4. Sử dụng thư điện tử
4.1. Khái niệm và nguy cơ khi sử dụng thư điện tử
4.1.1. Khái niệm thư điện tử (e-mail) và công dụng chính của nó. Thành phần và cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
4.1.2. Khả năng nhận được thư điện tử không mong muốn. Khái niệm lừa đảo (phishing) và nhận diện sự lừa đảo thông thường.
4.1.3. Nguy cơ lây nhiễm virus máy tính do mở một thư điện tử không an toàn, do mở một tệp tin đính kèm.
4.2. Viết và gửi thư điện tử
4.2.1. Mở/ đóng phần mềm thư điện tử. Mở/đóng một thư điện tử.
4.2.2. Ẩn/hiện các thanh công cụ. Sử dụng chức năng trợ giúp của phần mềm thư điện tử.
4.2.3. Điền nội dung các trường: Người nhận (To), Đồng gửi (Copy, Cc), Đồng gửi không hiển thị (Blind copy, Bcc), Chủ đề (Subject).
4.2.4. Viết một thư điện tử mới; biết cách sao chép văn bản từ một nguồn khác vào trong thư điện tử.
4.2.5. Sự cần thiết của việc ghi chủ đề thư ngắn gọn và chính xác, trả lời thư ngắn gọn, kiểm tra chính tả trước khi gửi thư.
4.2.6. Sử dụng công cụ kiểm tra chính tả và sửa lỗi chính tả.
4.2.7. Đính kèm/hủy đính kèm một tệp theo thư. Các hạn chế khi gửi các tệp đính kèm: kích thước tối đa, các kiểu tệp hợp lệ.
4.2.8. Lưu bản nháp (draft) của email; gửi e-mail, gửi e-mail với các ưu tiên.
4.3. Nhận và trả lời thư điện tử
4.3.1. Lấy thư về, mở thư và lưu tệp đính kèm (nếu có) vào một thư mục; xem và in nội dung thông điệp nhận được.
4.3.2. Phân biệt và sử dụng chức năng trả lời (reply), trả lời cho tất cả (reply to all); cách chuyển tiếp (forward) thư điện tử.
4.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử
4.4.1. Sử dụng chức năng lọc trong hộp thư đến (ví dụ: theo người gửi, chủ đề, ngày nhận) để tìm nhanh thư.
4.4.2. Đặt các chế độ trả lời có kèm theo/không kèm theo các thông điệp ban đầu.
4.4.3. Đặt/loại bỏ cờ hiệu (flag) cho thư điện tử; đánh đấu đọc, chưa đọc; nhận ra một thư là đã đọc, chưa đọc.
4.4.4. Sắp xếp, tìm kiếm thư theo tên, ngày tháng, kích cỡ.
4.4.5. Tạo, xóa thư mục thư; di chuyển thư tới một thư mục thư.
4.4.6. Xóa thư (bỏ vào thùng rác) và khôi phục một thư bị xóa. Xóa hẳn thư (dọn sạch thùng rác).
4.4.7. Tác dụng của Sổ địa chỉ; cách thêm/xóa thông tin trong sổ địa chỉ; cập nhật sổ địa chỉ từ e-mail đến.
4.4.8. Tạo, cập nhật danh sách phân phát thư.
5. Một số dạng truyền thông số thông dụng
5.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM)
5.1.1. Khái niệm dịch vụ nhắn tin tức thời (IM).
5.1.2. Những lợi ích chủ yếu của việc nhắn tin tức thời (IM) như truyền thông thời gian thực, biết có hay không người liên hệ đang trực tuyến, chi phí thấp và khả năng truyền tải tệp tin.
5.1.3 Khái niệm đàm thoại dùng giao thức Internet (VoIP), các ứng dụng phổ biến của nó, “hội nghị từ xa”.
5.2. Cộng đồng trực tuyến
5.2.1. Khái niệm cộng đồng trực tuyến (cộng đồng ảo). Các ví dụ: website mạng xã hội, diễn đàn Internet, phòng chat (chat room), trò chơi máy tính trực tuyến.
5.2.2. Trang tin cá nhân (blog) như một dạng xuất bản cá nhân, ích lợi và các hạn chế thông dụng.
5.3. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử
5.3.1. Các chức năng của một trang mạng bán hàng trực tuyến. Đăng nhập, tìm kiếm thông tin về hàng hóa, chọn mua hàng và tạo giỏ hàng.
5.3.2. Khai báo các thông tin, điền các biểu mẫu để thực hiện việc thanh toán và yêu cầu giao hàng.
5.3.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cơ bản. Chức năng chính của một phần mềm ngân hàng điện tử thông thường.
5.3.4. Mở tài khoản, đăng nhập và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử: gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán mua hàng.

 

Avatar
https://khoacntt.ntu.edu.vn/giang-vien/mai-cuong-tho

một GV Đại học. TiiL đã phụ trách một số môn học như: Lập trình Java, Phát triển web với Java, Lập trình thiết bị di động, Lập trình hệ thống nhúng và IoT.

Comments are closed.