Trong cuộc sống hiện đại, hàng ngày chúng ta thường sử dụng các thiết bị thông minh (máy tính, điện thoại, …) kết nối mạng để làm việc, học tập và giải trí, chăm sóc bản thân,…Tham gia vào môi trường mạng đòi hỏi chúng ta cần có những biểu biết căn bản nhất về Mạng máy tính và Intenet. Bài này TiiL giới thiệu một số ý về Mạng máy tính “được yêu cầu” (theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông/ Chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản
Các ý cơ bản gồm:
- Hiểu khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính.
- Phân biệt mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN).
- Hiểu khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
Các nội dung chính
1. Khái niệm Mạng máy tính
- Là hệ thống gồm nhiều “máy tính” và các thiết bị chuyển mạch được kết nối với nhau bởi các phương tiện truyền vật lý theo một kiến trúc mạng xác định nhằm chia sẻ thông tin và tài nguyên cho nhiều người sử dụng.
- “Máy tính”: Máy chủ, Máy tính để bàn, máy laptop, máy tính bảng, thiết bị thông minh,…
- Thiết bị chuyển mạch: đơn giản ta hiểu như là Ổ cắm điện, thực tế là các thiết bị như Switch, Wifi Access Point, Wifi repeater (ta hay gọi là bộ kích sóng), router…
- Phương tiện truyền dẫn vật lý:
- Hữu tuyến: Sử dụng dây cáp đồng, cáp quang
- Vô tuyến: Sử dụng sóng Radio, vệ tinh
- Kiến trúc mạng, gồm
- Cấu trúc hình học: ví dụ Hình ngôi sao
- Bộ qui tắc giao tiếp giữa các ứng dụng mạng (ta gọi là Giao thức): ví dụ giao thức truyền tải tài liệu web (hay gọi là các trang web)- HTTP, HTTPS

2. Phân biệt mạng Cục bộ và Mạng diện rộng
Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tùy theo yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại: theo phạm vi phân bố, theo cấu trúc mạng, theo phương pháp chuyển mạch. Lấy phân loại theo phạm vi phân bố ta có các loại mạng phổ biến sau:
- Mạng cục bộ (mạng LAN: Local Area Network): LAN thường được sử dụng trong phạm vi nội bộ một gia đình, một cơ quan/tổ chức…, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính 10m đến 1km (ví dụ trong một phòng, một tòa nhà, một Campus,..).
- Mạng đô thị (mạng MAN: Metropolitan Area Network): Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố, một trung tâm kinh tế…, phạm vi địa lý lên tới 10km. Các kết nối trong MAN được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao.
- Mạng diện rộng (mạng WAN: Wide Area Network): Kết nối các máy tính trong phạm vi nội bộ mỗi quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng châu lục. Thông thường đường kết nối này được thực hiện qua mạng viễn thông. Các WAN có thể kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.
- Mạng toàn cầu (mạng GAN: Global Area Network): Phạm vi của mạng trải rộng trên khắp các lục địa. Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau thông qua mạng viễn thông và vệ tinh
3. Hiểu khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
Trong một mạng máy tính, các máy tham gia vào mạng có thể có các vai trò khác nhau. Trường hợp có một số máy có vai chạy các ứng dụng để phục vụ máy tính tính khác, khi này Máy phục vụ được gọi là máy chủ, còn máy được phục vụ/ yêu cầu dịch vụ được gọi là máy tính. (Ta còn gọi là mô hình Client/Server).
Có thể thấy, hàng ngày chúng ta hay sử dụng mạng xã hội Facebook. Tại thiết bị của chúng ta (máy Client) ta truy cập vào địa chỉ “https://facebook.com” để sử dụng, thực tế chúng ta đang gửi một yêu cầu đến Máy chủ (máy Server) của Facebook có “định danh trên mạng” là facebook.com, nhằm yêu cầu cung cấp dịch vụ Trang web mạng xã hội của FB.
