Như đã nói, “thuật toán” hay phương pháp giải là một dãy các “chỉ dẫn” rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề/bài toán hay nhiệm vụ đã cho. Các ví dụ ở Bài 2 được thực hiện theo một cách lần lượt, từ đầu đến cuối là CẤU TRÚC TUẦN TỰ. Nội dung bài viết này nói tới CẤU TRÚC RẼ NHÁNH: Lệnh IF.
Chúng ta cũng thấy rõ rằng, trong thực tế giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, ta sử dụng các phát biểu có dạng
- NẾU A đúng/sai THÌ làm việc B hay,
- NẾU A đúng/sa THÌ làm việc B NGƯỢC LẠI THÌ làm việc C
như vậy ở bước này, Việc B, C có được thực hiện hay không là tùy thuộc vào kiểm tra tính đúng sai của phát biểu A. Cấu trúc như trên được gọi là Cấu trúc rẽ nhánh/ cấu trúc lựa chọn/ hay gọi là lệnh if

PS. Ví dụ sau được thêm vào đề pass chuẩn seo của GG
Ví dụ 1: Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số thực a. In ra màn hình kết quả nghịch đảo của a khi a ≠0, khi a =0 in ra thông báo “Khong the tim duoc nghich dao cua a”
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
int main ()
{
float a;
printf(“Nhap a = “); scanf(“%f”,&a);
if (a !=0 )
printf(“Nghich dao cua %f la %f”,a,1/a);
else
printf(“Khong the tim duoc nghich dao cua a”);
getch();
return 0;
}
Giải thích:
– Nếu chúng ta nhập vào a ≠0 thì câu lệnh printf(“Nghich dao cua %f la %f”,a,1/a) được thực hiện, ngược lại câu lệnh printf(“Khong the tim duoc nghich dao cua a”) được thực hiện.
– Lệnh getch() luôn luôn được thực hiện.
– Chạy từng bước dạng Debug, view các biến a, b và biểu thức a>b
All Comments
Pingback: Bài 3+. Ví dụ cấu trúc rẽ nhánh với Lệnh if else - TRUNG TÂM TIN HỌC TiiL TRUNG TÂM TIN HỌC TiiL